Gỗ lũa không phải là một loại cây, nó là một bộ phận (hầu hết là phần lõi ở gốc) của các cây cổ thụ khô lại sau khi chết. Đây là phần cứng nhất, không bị mối mọt mục nát bởi tác động của nắng, mưa, côn trùng hay các yếu tố tự nhiên khác. Có 3 loại gỗ lũa phổ biến: Gỗ lũa nằm sâu trong lòng đất, gỗ lũa ngâm dưới bùn nước, gỗ lũa tạo thành từ mưa, gió.
Thông tin về gỗ lũa
Gỗ lũa hương
-
Gỗ lũa thường được tìm thấy ở những loại cây gỗ tốt, quý hiếm hoặc những loại cây sống lâu năm trong điều kiện đất đai và môi trường cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng. Những gốc gỗ lũa phổ biến ở các loại cây như đinh, trai, nghiến, đinh hương, hương, mun, lim, táu, muồng đen…
-
Do đặc điểm của từng loại cây cũng như điều kiện môi trường tạo thành gỗ lũa nên vẻ đẹp của nó cực kỳ đặc trưng, hình thù độc nhất vô nhị không lặp lại ở mỗi khúc gỗ. Vì vậy, mỗi khúc gỗ lũa chính là một kiệt tác nghệ thuật có giá trị đắt đỏ tồn tại lâu dài cùng thời gian.
-
Từ lâu, gỗ lũa đã được nhiều đại gia sành gỗ săn tìm và cất giữ như một thú vui sang chảnh để thể hiện sự giàu có, đẳng cấp của mình. Nó thường được đục chạm khéo léo để tạo nên các món đồ cao cấp để trang trí. Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà các tác phẩm từ gỗ lũa còn được ưa chuộng ở nhiều nước khác trên thế giới.
Có những loại gỗ lũa nào?
Gỗ lũa trong lòng đất
-
Gỗ lũa được hình thành qua nhiều năm tháng nằm sâu trong lòng đất, không tiếp xúc với không khí mà bị tác động bởi môi trường đất và các sinh vật trong đất. Vì vậy, gỗ sẽ giữ được màu sắc tự nhiên với hình dạng rễ chùm đẹp mắt.
-
Tuy nhiên, do nằm sâu trong lòng đất nên loại gỗ này lại gặp nhiều khó khăn, nếu không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến các rễ chính làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của gỗ.
-
Chính vì hai yếu tố trên mà giá trị sử dụng của loại lũa này vô cùng cao, rất được yêu thích trên thị trường kinh doanh gỗ.
Gỗ lũa ngâm dưới bùn nước
-
Loại gỗ lũa được tạo nên bởi sự tác động của môi trường nước, bùn trong thời gian dài. Do đó, nó thường có màu nâu đen bởi ảnh hưởng của nước bùn. Màu sắc tự nhiên độc đáo này cũng chính là điểm để tạo nên vẻ ngoài ấn tượng cho các sản phẩm được tạo nên bởi gỗ lũa.
-
Gỗ lũa loại này được hình thành thông thường bởi các cây gỗ to bị quật ngã, gãy đổ do các đợt lũ lụt. Sau đó bị cuốn trôi theo dòng nước ra các sông, suối, hồ và bị nằm dưới lòng sông hay vùi trong bùn đất. Đây là loại gỗ lũa phổ biến, được tìm thấy nhiều nhất.
-
Khai thác gỗ lũa này cũng gặp nhiều khó khăn khi di chuyển gỗ từ lòng nước lên bờ do nó thường là các thân gỗ lớn, nặng có thể đến hàng tấn.
Gỗ lũa tạo thành từ mưa, gió
-
Như cách phân loại, loại gỗ này được tạo nên bởi quá trình bào mòn và mài dũa của mưa, gió tại các vùng bán sa mạc với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Đây cũng là loại gỗ lũa quý hiếm nhất trong 3 loại.
-
Không chỉ sở hữu lõi gỗ chắc, đanh mà nó còn tạo nên đặc trưng riêng bởi những đường vân đẹp mắt vô cùng sống động cuốn hút người chơi gỗ. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến chúng được yêu thích nhất so với hai loại gỗ còn lại.
Ưu điểm của gỗ lũa
-
Đa phần cấu tạo của gỗ lũa đều bị bào mòn trong tự nhiên chính vì vậy những phần còn tồn tại đều là loại gỗ chất lượng tốt nhất. Tỷ trọng cấu tạo tự nhiên lớn, chắc chắn, với những hình thù đẹp và độc đáo, không mục, không mối mọt...
Ứng dụng của gỗ lũa
Tượng rồng gỗ lũa hương
Bàn ghế gỗ lũa
-
Với những khúc gỗ lũa kích thước lớn sẽ được chế tác thành các bộ bàn ghế sang trọng duy nhất. Tuy nhiên, số lượng của những bộ bàn ghế này không nhiều do sự khan hiếm của gỗ lũa cũng như kích thước không đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Đồ dùng nội thất, thủ công mỹ nghệ, tượng Phật phong thủy
-
Các đồ dùng nội thất nhỏ, đồ thủ công mỹ nghệ trang trí là sản phẩm phổ biến được tạo nên từ gỗ lũa. Bạn có thể tìm thấy các loại vật phẩm đa dạng từ khay trà, tượng trang trí, chân nến, tiểu cảnh để bàn, bonsai nghệ thuật, trang trí bể cá thủy sinh đến các bức tượng phật có giá trị phong thủy tốt đẹp.
Gỗ lũa ghép phong lan
-
Không chỉ được chế tác để tạo thành các vật phẩm trưng bày, gỗ lũa còn là lựa chọn tuyệt vời để trở thành giá ghép lan bởi các tính chất ưu việt phù hợp với công năng này và vẻ ngoài độc đáo, lạ mắt.
Giá của gỗ lũa phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Loại gỗ để tạo nên gỗ lũa
-
Mỗi loại gỗ trong tự nhiên đều được xác định giá trị và định giá ở những mức độ khác nhau. Vì vậy, khi tạo thành gỗ lũa nó cũng sẽ có những khoảng dao động giá cả riêng biệt.
-
Cây gỗ tạo nên gỗ lũa càng nằm trong dòng gỗ quý hiếm thì giá trị của gỗ lũa sẽ càng cao. Đây là tiêu chí đầu tiên và cũng là điều kiện quan trọng nhất để các định giá trị gỗ lũa.
Kích thước của gỗ lũa
-
Bên cạnh chất gỗ thì quá trình khai thác, chế tác cũng là một phần để xác định giá trị của các sản phẩm từ gỗ lũa. Kích thước của gỗ càng lớn thì giá trị sẽ càng cao.
-
Điều này được ảnh hưởng từ sự hao tổn chi phí và thời gian khai thác. Với những gốc cổ thụ lớn, bạn phải bỏ rất nhiều công sức để đào lên, vận chuyển và chế tác tạo nên sản phẩm hoàn thiện.
Hình thù của gỗ lũa
-
Mỗi loại gỗ lũa, mỗi khúc gỗ lũa lại có một hình thù riêng biệt, không gỗ nào giống gỗ nào. Dựa vào hoàn cảnh phát triển cũng như sự ảnh hưởng trong quá trình tạo thành lũa mà tạo nên vẻ ngoài hiếm có.
-
Hình dáng càng độc, lạ bao nhiêu thì sẽ tạo nên các thế, các sản phẩm độc đáo bấy nhiêu. Chính vì vậy, những khúc gỗ lũa có hình thù càng phức tạp thì giá trị lại càng đắt đỏ.